Trong khi một số giới trẻ Việt Nam hờ hững với loại hình văn hóa ẩm thực truyền thống thì nhiều sinh viên nước ngoài lại tìm đến Huế nghiên cứu và học tập một cách say mê. Đặc biệt thời gian gần đây, khi thiết kế tour du lịch đến Huế, các hãng lữ hành quốc tế luôn muốn du khách được trải nghiệm ẩm thực Huế, từ những món ăn đơn giản chốn dân dã cho đến những món ăn cầu kỳ chốn cung đình. Tất cả tạo nên sắc màu và không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất cố đô.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực Huế cấu thành bởi các món ăn chay chủ yếu dành cho các tu sĩ Phật giáo, ăn ngự thiện và dân dã. Ở nông thôn, bữa ăn thường ngày đơn giản là cua đồng, cá ruộng, rau vườn nhưng mỗi khi giỗ kỵ hay lễ tết, người ta vẫn có thể chế biến thành những món ăn tinh xảo không thua kém cung đình.
Đối với Huế, ăn uống là một loại hình văn hóa. Vậy ăn thế nào mới đúng lối Huế? Người Huế ăn theo lối Huế là chuyện thường tình, cách ăn uống đã nằm trong tâm khảm của mỗi người. Ngồi vào bàn, cầm đôi đũa đã biết gắp làm sao, cầm chén làm sao, món ấy phải ăn với gì. Nhưng với du khách, ăn món gì ở Huế, ăn sao ở Huế để thưởng thức được trọn vẹn hương vị đậm đà không thể lẫn vào đâu được đó mới là vấn đề cần giài quyết để gìn giữ những giá trị văn hóa.
Ở Huế và cả dải đất miền Trung có rất nhiều kiểu nấu bánh canh nhưng chế biến bánh canh theo như người làng Nam Phổ chỉ có một. Có điều lạ, trong khi nhiều món ẩm thực dân gian khác đã lên quán, lên phố thì bánh canh Nam Phổ hầu như cứ giữ nguyên hình ảnh của một gánh hàng rong. Trên gánh bánh canh có một mẹt gia vị gần chục loại như bột ngọt, muối, mắm ớt, tương ớt, hạt tiêu, ớt thái lát, hành lá thái nhỏ… đựng trong các bát nhỏ. Người bán hàng mỗi khi mở nắp vung nồi bánh canh, dùng môi múc bánh canh cho khách ăn, một mùi thơm thanh nhẹ quyện lên theo gió. Đó là sự hòa quyện của mùi bột, mùi chả tôm, cua…Những tour du lịch Huế các bạn có thể tham khảo tại trang web của công ty du lịch Bazan Travel