Trẻ sơ sinh còn bé rất yếu ớt, mỏng manh, chính vì vậy cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Mỗi người mẹ đều có những kinh nghiệm riêng, nhưng hãy lựa chọn phương pháp chuẩn nhất để chăm sóc bé một cách tốt hơn nhé!
1. Làm sao bế/đỡ bé?
Có rất nhiều cách để bế hoặc đỡ bé dậy, nhưng đừng quên cổ của các bé vẫn còn khá yếu nên bạn hãy cẩn thận với vùng này.
– Khi bé đang nằm ngửa, bạn có thể dùng hai tay bế bé dậy bằng cách một tay đỡ từ phía dưới lưng và một tay từ từ đỡ bé dậy. Như vậy có thể bế bé lâu hơn và không bị mỏi nhiều.
– Luôn nhớ rằng công việc của cánh tay lúc nào cũng phải đỡ phần đầu bé, trong khi phần bàn tay sẽ đảm nhiệm đỡ phần mông. Công việc của tay còn lại có thể ru bé bằng cách vuốt ve, xoa bé nhẹ nhàng.
2. Khi bú sữa mẹ
Thông thường, cứ ít nhất từ 2-4 tiếng bạn nên cho bé bú một lần. Sữa mẹ sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ hơn sữa bình. Từ đó, khi trưởng thành khẩu phần ăn của bé sẽ không nhiều nhưng lại giúp bé no lâu.
Khi bé không chịu ngậm núm vú hoặc bình sữa nữa, đó sẽ là dấu hiệu cho bạn biết bé đã no.
Đối với nhu cầu của trẻ sơ sinh 6 tháng đầu, lượng sữa mẹ đã đủ cung cấp cả lượng cần thiết cho bé. Vì thế bạn không cần phải bổ sung thêm nước lọc hoặc nước trái cây cho bé sau bữa ăn.
Một trong những dấu hiệu bé bị thiếu nước chính là da khô và sẫm màu, bị hôn mê, biếng ăn, tiểu ít hơn bình thường (8 lần/ngày). Nếu nghiêm trọng hơn, bé có thể bị mềm trũng ở đỉnh đầu.
3. Khi bé cần ợ hơi
Nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng chính là bé thường nuốt luôn cả không khí trong quá trình bú sữa, vì thế việc ợ hơi sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 3 phương pháp sau đây sẽ giúp bạn biết cách giúp bé ợ hơi.
– Đỡ bé đứng và dựa vào cổ, sau đó dùng tay còn lại vỗ nhẹ lưng bé.
– Vỗ nhẹ lưng bé trong khi bế bé nằm sấp trên đùi
– Đỡ ngực và đầu bé trong khi bé ngồi trong lòng và vỗ nhẹ vào lưng.
4. Vỗ bé ngủ
Thông thường, trẻ sơ sinh đều ngủ 10 tiếng/ngày, có khi lên đến 21 tiếng/ngày và có xu hướng thức vào ban đêm. Chính vì vậy, bạn nên tập thói quen để bé thức dậy vào ban ngày và để bé ngủ vào ban đêm bằng những cách sau:
– Chỗ ngủ nhiều ánh sáng hay thay tã vào ban đêm khá lâu sẽ khiến bé khó khăn trong việc trở lại giấc ngủ. Vì thế bạn cần tranh thủ giúp bé ngủ lại ngay sau khi thay tã nhanh chóng hoặc sau khi ăn no nhé.
– Nếu để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, đến buổi tối bé sẽ khó ngủ. Vì thế, nên gọi bé dậy và chơi với bé nếu bé ngủ quá 3 tiếng vào lúc trời còn sáng.
– Gối và thú bông tưởng chừng vô hại nhưng lại có nguy cơ gây tử vong trong khi bé ngủ nên tốt nhất chỉ đặt bé trên mặt nệm phẳng và chắc chắn là đủ.
5. Giúp bé ngừng khóc
Việc thường xuyên khóc đối với trẻ sơ sinh không phải là điều gì kì lạ. Bạn có thể thử những cách sau để khiến bé không khóc nữa:
– Giúp bé ợ hơi ngay cả khi bé không bị khó tiêu. Để tránh trường hợp bé bị khó chịu vì quá no, mỗi lần đổi bên ngực lúc cho bé bú, bạn hãy giúp bé ợ hơi một lần. Đối với trẻ bú sữa bình, sau mỗi 60-90ml sữa, bạn nên ngừng lại và cho bé ợ hơi một chút. Trong trường hợp bé không chịu bú hoặc không chịu ngậm núm nữa thì đừng nên ép bé.
– Một trong những cách hiệu quả nhất chính là bế bé và đu đưa, có thể ca hát để bé quên đi việc khóc.
– Làm dịu cơn khóc của bé bằng cách ẵm hoặc cho bé nằm trong xe đẩy và đi dạo xung quanh.
– Tắm cho bé bằng nước ấm.
(Theo Sendo)