Khi mùa lạnh bắt đầu ùa về, chúng ta thường dễ mắc phải các bệnh phổ biến như viêm họng hoặc cảm cúm… Chính vì vậy cần phải chuẩn bị và có biện pháp phòng tránh tốt nhất, để đảm bảo được sức khỏe của bạn và gia đình trong những ngày đông lạnh.
1. Cảm lạnh
Cách phòng tránh tốt nhất chính là rửa tay thường xuyên để diệt những vi khuẩn gây bệnh ở bàn tay khi tiếp xúc với những vật như tay cầm. Đặc biệt những khi gia đình có người đang bệnh, chúng ta cần giữ vệ sinh nhà cửa và rửa chén bát, ly tách kĩ lưỡng khi sử dụng.
2. Viêm họng
Viêm họng là căn bệnh đa số mọi người đều mắc khi mùa đông đến. Nguyên nhân thường xuất phát do virút phát triển mạnh khi trời lạnh và thời tiết thay đổi thất thường gây viêm họng.
Cách đề phòng viêm họng khá đơn giản. Mỗi ngày chỉ cần xúc miệng bằng nước muối ấm để sát khuẩn cổ họng sẽ tránh được căn bệnh này.
3. Bệnh hen, suyễn
Những người bị hen suyễn sẽ dễ bị trở bệnh khi mùa đông. Có thể trở nặng đến nỗi như cảm thấy khó thở.
Sẽ tốt hơn, nếu bạn hạn chế ra ngoài khi trời lạnh. Hoặc nhớ trang bị đầy đủ đồ giữ ấm đặc biệt vùng mũi và miệng.
4. Norovirus
Norovirus là tên của một loại vi rút về căn bệnh đường ruột. Hậu quả nặng có thể sẽ phải nhập viện. Thông thường ở những nơi như khách sạn, trường học sẽ nơi để vi rút lây lan và đối tượng của chúng thường là người già và trẻ nhỏ.
Nếu có hiện tượng tiêu chảy hay ói, cần bổ sung nước đầy đủ cho người bệnh để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
5. Thấp khớp
Nếu bạn không muốn tay chân đau nhức khi trời lạnh, việc phòng tránh tốt nhất chính là tập thể dục mỗi ngày đều đặn.
6. Nhiệt độ cơ thể bị giảm
Đa số người già, trẻ em và một số người có thói quen uống rượu sẽ dễ bị mắc căn bệnh này. Người mắc căn bệnh này sẽ thường xuyên mệt mỏi và thấy lạnh. Nếu đến giai đoạn không còn thấy lạnh nữa, đó là lúc da đã bị tái đi, đồng tử co giãn và hiện tượng mất ý thức.
Theo lời bác sĩ khuyên, chúng ta phải luôn giữ tấm cho cơ thể ấm áp để tránh tình trạng cơ thể hạ nhiệt thấp hơn, cách tốt nhất chính là quấn chăn quanh người làm ấm.
7. Đau tim
Trời lạnh khiến huyết áp thấp nên tim phải hoạt động nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể, chính vì vậy thường dẫn tới việc đau tim.
Để tránh trường hợp trên, chúng ta nên giữ nhiệt độ trong phòng không quá 21 độ và luôn giữ ấm cho cơ thể khi ngủ lẫn đi ra ngoài.
8. Tê cóng
Ngón tay, ngón chân, cằm, tai, má, mũi là những vùng dễ bị lạnh cóng. Khi làn da tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, tế bào da sẽ bị hủy hoại gây đến viện hoại tử.
Khi mắc bệnh này, thường có các triệu chứng là da tái nhợt và tê cóng dần đến không còn cảm giác lạnh nữa.
Thay vì chà xát tay chân để sưởi ấm hoặc ngâm chân vào nước nóng, chỉ nên để da tiếp xúc với nước bình thường để tránh gây hủy các mô da. Nếu tình trạng chuyển nặng hơn khi vùng da đen dần và sưng lên, phải nên đi khám ngay lập tức.
Tuyệt đối không được quên giữ ấm khi ra đường.
9. Da khô
Dù thời tiết bình thường, tình trạng khô da cũng khó tránh khỏi, nhưng khi trời trở lạnh, da sẽ trờ nên nghiêm trọng hơn.
Tránh tắm nước nóng gây khô da, chỉ nên tắm nước ấm vừa đủ. Sau khi tắm, chúng ta nên bôi kem dưỡng ẩm và bôi lại sau khi đi ngủ để làm ấm da và giữ độ ẩm cho da không bị khô.
10. Cúm
Thường những người đã lớn tuổi (từ 65 trở lên) và những bệnh nhân tiểu đường và sỏi thận dễ mắc căn bệnh này.
Tiêm vắcxin phòng chống cúm là một trong những cách đề phòng cảm cúm hữu hiệu nhất.