Mẹ và Bé – Công Nghệ Quảng Cáo – Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến https://www.viwrr.ac.vn Công Nghệ Quảng Cáo - Quang cao, Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến. Hệ thống Danh ba website, Danh bạ website doanh nghiệp Việt Nam. Sun, 31 Jan 2021 18:53:16 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh quan trọng và cần thiết như thế nào? https://www.viwrr.ac.vn/uncategorized/bang-chi-so-can-nang-tre-so-sinh.html https://www.viwrr.ac.vn/uncategorized/bang-chi-so-can-nang-tre-so-sinh.html#respond Sun, 31 Jan 2021 18:33:43 +0000 https://www.viwrr.ac.vn/?p=2014 Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời khá quan trọng. Mỗi bà mẹ đều […]

The post Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh quan trọng và cần thiết như thế nào? appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời khá quan trọng. Mỗi bà mẹ đều cần theo dõi chỉ số này. Vì, cân nặng thay đổi đồng thời cũng là biểu hiện thông báo tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nặng bao nhiêu và nên phát triển theo mức như thế nào là đạt chuẩn rất được bố mẹ quan tâm. Ảnh Internet.

1. Vì sao cần theo dõi bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh?

Khi trẻ vừa mới chào đời, nhìn vào chiều cao, cân nặng là cơ sở nhận thấy rõ nét nhất về sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt, cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, cân nặng của bé sơ sinh góp phần chẩn đoán một số bệnh hay dự đoán sự phát triển sau này của bé.

1.1. Nếu cân nặng của bé không đạt như bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn

Khi vừa mới sinh ra, nếu bé không đạt được số cân nặng tương đối chuẩn của một đứa bé bình thường thì có thể gọi là nhẹ cân. Điều này giúp dễ dàng nhận biết bé có thể tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng.

Nếu chênh lệch cân nặng qua lớn, có thể dự đoán tình trạng chậm phát triển thể chất, trí tuệ của bé. Hoặc vấn đề hệ miễn dịch của bé yếu. Hay, bé dễ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng,…so với trẻ có cân nặng đạt chuẩn.

Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh quan trọng

Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng, hữu ích trong việc xác định các yêu cầu dinh dưỡng cũng như sự bất thường về tăng trưởng của trẻ. Ảnh Internet.

1.2. Ý nghĩa khác của bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh

Cân nặng của bé là một yếu tố giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp với thể trạng.
Cân nặng của bé còn giúp các mẹ bầu có một chế độ ăn phù hợp cho những lần mang thai sau.

2. Quá trình phát triển về cân nặng trẻ sơ sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh khi chào đời cũng khá quan trọng. Tuy nhiên những thay đổi trong quá trình lớn lên của bé sau đó cũng quan trọng không kém. Chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số này như thế nào nhé.

2.1. Chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng

2.1.1. Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn

Một em bé ra đời đủ tháng thường có cân nặng chuẩn khoảng từ 2,9 kg đến 3,8 kg. Chiều cao trung bình từ 50 cm đến 53 cm, chu vi vòng đầu nếu là bé gái khoảng 33.8 cm và bé trai 34,3 cm.

2.1.2. Trẻ nhẹ cân

Trẻ sơ sinh vừa mới chào đời được xếp vào nhóm nhẹ cân khi cân nặng dưới 2,5 kg. Và trong trường hợp này các mẹ nên chú ý theo dõi vì bé nhẹ cân thường có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa,…

Cân nặng trẻ sơ sinh dư tháng

Nên thường xuyên cân để theo dõi kĩ quá trình phát triển của trẻ sau sinh có ổn định hay không.Ảnh Internet.

2.1.3. Trẻ thừa cân

Trẻ sơ sinh vừa ra đời được xếp vào nhóm thừa cân khi cân nặng vượt quá 4 kg. Trẻ thừa cân cũng thường mắc các bệnh về béo phì, đái tháo đường, một số bệnh về tim mạch,…

2.1.4. Mức độ tăng cân trung bình của bé

  • Trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày theo tiêu chuẩn đánh giá là phù hợp như sau:
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mỗi tháng cần tăng ít nhất 600 gram.
  • Từ 6 tháng tuổi trở đi mỗi tháng bé cần tăng khoảng 500 gram.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, mỗi tháng cần tăng 2 kg cho đến độ tuổi dậy thì.

Như vậy, qua các chỉ số, mức độ như trên, mẹ cũng nắm phần nào tốc độ phát triển của bé. Chỉ số sẽ giúp mẹ theo dõi chi tiết, kịp thời điều chỉnh việc chăm sóc để bé phát triển tốt hơn. Vậy với các bé sinh non thì sao?

2.2. Chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh sinh non

Trẻ sơ sinh sinh non theo đúng nguyên tắc phát triển nếu các chỉ số của bé chỉ bằng 1/3 so với yêu cầu của trẻ đúng tháng, thì rất có nguy cơ bé phát triển chậm. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Thường một đứa trẻ sinh non phải đạt cân nặng ít nhất 2 kg mới được rời khỏi lồng kính.

Bảng chỉ số chiều cao

Bên cạnh cân nặng, chiều cao là chỉ số quan trong thứ hai bố mẹ cần theo dõi. Ảnh Internet.

Tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sinh non mỗi ngày tăng 5 gram và 20 gram đối với trẻ rất non thì mới được coi là phát triển ổn định.

3. Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO

Để hỗ trợ cho việc theo dõi sự phát triển về cân nặng của con mình đã đạt chuẩn hay chưa, có gặp phải các vấn đề gì không, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một bảng chỉ số cân nặng chuẩn để bố mẹ tham khảo.

Dựa vào chỉ số này, bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi cân nặng trong suốt quá trình lớn lên của bé. Nhờ đó, bố mẹ sẽ chăm sóc con đúng cách hơn. Bố mẹ cũng kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng khi cần. Điều này đảm bảo con có được sự phát triển bình thường theo từng giai đoạn.

Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO

Tổ chức Y tế Thế giới đã được tổng hợp các chỉ số tiêu chuẩn một cách đầy đủ, chính xác nhất. Ảnh Internet.

4. Phương pháp giúp trẻ sơ sinh đạt tiêu chuẩn cân nặng khi chào đời

4.1. Sử dụng bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh

Thường xuyên theo dõi thể trạng của trẻ sơ sinh. Đối chiếu với bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO. Điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ khi cần thiết.

4.2. Chú ý dinh dưỡng cho bé, giấc ngủ và vận động của con

  • Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng nhất, nên cho trẻ bú mẹ 6 tháng đầu đời. Nến tiếp tục cho bé bú sau đó đến 1 tuổi và có thể đến 2 tuổi.
Cho bé bú mẹ

Cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để con nhận đủ dinh dưỡng và đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Ảnh Internet.

  • Bổ sung vitamin D qua tắm nắng trong 6 tháng tuổi đầu tiên.
  • Cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết khác qua các loại thực phẩm phong phú khi con ở giai đoạn ăn dặm.
  • Bổ sung nguồn canxi và các vitamin. Điều này nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng về chiều cao và tư duy của bé.
  • Tập cho bé thời gian vui chơi, vận động và ngủ nghỉ hợp lý.

4.3. Lưu ý khác

Trong trường hợp nếu nhận thấy trẻ không phát triển đạt chuẩn hoặc có bất cứ vấn đề sức khỏe nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. Nhờ đó, bố mẹ kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng và chăm sóc để đảm bảo cho sự phát triển của con.

Dựa vào bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh nói riêng, theo tiêu chuẩn của WHO nói chung có lẽ là một trong số các cách nuôi con khoa học nhất. Bố mẹ nào cũng nên lưu ý điều này. Trẻ sơ sinh có sự thay đổi phát triển cơ thể theo từng ngày từng giờ. Chính vì vậy bố mẹ nên thường xuyên theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tuần, theo tháng. Nắm rõ các chỉ số qua theo dõi này, có những quan sát kỹ về nhịp độ phát triển của con. Nhờ đó, có những cải thiện kịp thời, giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất ở giai đoạn của mình.

Khánh Kim

The post Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh quan trọng và cần thiết như thế nào? appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/uncategorized/bang-chi-so-can-nang-tre-so-sinh.html/feed 0
Tổng hợp thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9-12 tháng https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/tong-hop-thuc-don-an-dam-danh-cho-be-tu-9-12-thang.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/tong-hop-thuc-don-an-dam-danh-cho-be-tu-9-12-thang.html#respond Fri, 20 Dec 2019 08:35:07 +0000 https://www.viwrr.ac.vn/?p=1884 Để có thực đơn ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của bé, chắc hẳn mẹ phải tốn nhiều công […]

The post Tổng hợp thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9-12 tháng appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Để có thực đơn ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của bé, chắc hẳn mẹ phải tốn nhiều công sức từ khâu tìm kiếm, rồi lựa chọn các món ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất để bé phát triển tốt nhất. Nếu mẹ đang “băn khoăn” chưa lên được thực đơn cụ thể thì hãy tham khảo ngay cách nấu ăn cho bé cách ăn dặm từ 9-12 tháng tuổi mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

1. Súp khoai tây, cà rốt và thịt bò

Đây là món ăn dặm được nhiều mẹ bỉm sữa thêm vào thực đơn cho bé trong giai đoạn từ 9-12 tháng. Để thực hiện món ăn này, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Thịt bò: 30 gr
  • Khoai tây: 30 gr
  • Cà rốt: 30 gr
  • Hành, ngò
  • Dầu ăn

Hướng dẫn nấu: Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Thái bỏ gân và  mỡ trên miếng thịt bò, rồi xay nhuyễn. Cho 1 bát nước khoảng 40 ml vào bát thịt bò và đánh đều. Bắc nồi lên bếp, cho bát thịt bò vào nấu chín. Rồi thêm cà rốt, khoai tây đã băm nhuyễn vào. Cuối cùng, cho 1-2 thìa dầu ăn, thêm hành, ngò. Múc súp ra bát, chờ nguội bớt rồi cho bé ăn. 

2. Cháo tôm rau dền

Cháo tôm rau dền cho bé 9 đến 12 tháng

Cháo tôm rau dền cho bé 9 đến 12 tháng

Nguyên liệu:

  • Tôm bóc vỏ: 40 gr
  • Gạo tẻ: 40 gr
  • Rau dền: 20 gr
  • Dầu ăn dặm

Hướng dẫn nấu: Tôm rửa sạch, lột vỏ rồi băm nhuyễn. Rau dền rửa sạch, thái nhỏ. Vo gạo cho sạch, rồi bắc lên nồi nấu cháo. Đợi khi cháo chín, cho lần lượt tôm, rau dền vào trộn đều. Nấu đến khi các nguyên liệu chín và cháo nhừ thì tắt bếp. Thêm 1 muỗng dầu ăn dặm vào cháo, trộn đều.

3. Cháo cá hồi bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 30 gr
  • Bí đỏ: 30 gr
  • Gạo tẻ: 40 gr
  • Hành lá, thì là
  • Dầu ăn

Hướng dẫn nấu: Vo gạo sạch, rồi bắc lên bếp nấu nhừ thành cháo. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, rồi luộc chín và băm nhỏ. Rửa sạch cá hồi, luộc với vài lát gừng tươi để khử mùi tanh. Đem đi hấp chín, rồi lấy thịt và dằm nát. Hành rửa sạch, thái nhuyễn. Phi hành cho thơm, rồi cho cá vào xào chín. Đợi khi cháo chín, cho cá, bí đỏ, hành, thì là vào trộn đều, đợi sôi lần nữa khoảng 2-3 phút thì tắt bếp. 

4. Bông cải nấu cá

Nguyên liệu:

  • Bông cải xanh, bông cải trắng: mỗi loại nửa nhánh
  • Nạc cá, không xương
  • Nước dùng cá
  • Hành xắt nhuyễn
  • Dầu ăn

Hướng dẫn nấu: Bông cải rửa sạch, luộc chín và nghiền nhỏ. Cá rửa sạch, đem đi hấp. Lóc bỏ xương cá, dằm cá thành miếng nhỏ. Cho dầu ăn vào nồi, phi hành cho thơm, rồi thêm bông cải và nước dùng cá vào nồi, đun sôi rồi tắt bếp. Múc ra bát, chờ nguội rồi cho bé ăn.

5. Cháo lươn, đậu xanh và bí đỏ

Một trong những cách nấu ăn ngon cho bé, đầy đủ chất dinh dưỡng, chất sơ là món cháo lươn kết hợp với đậu xanh và bí đỏ.

Cháo lươn đậu xanh bí đỏ

Cháo lươn đậu xanh bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh: 15 gr
  • Gạo tẻ: 30 gr
  • Lươn: 50 gr
  • Bí đỏ: 30 gr
  • Hành ngò, gừng
  • Đường, muối, dầu ăn

Hướng dẫn nấu: Hành, ngò rửa sạch, xắt nhỏ. Gọt vỏ và rửa sạch bí đỏ, cắt nhỏ. Ngâm đậu xanh nguyên vỏ trong nước ấm 30 phút. Vo gạo sạch. Lươn làm sạch nhớt bằng nước muối và giấm. Luộc lươn với vài lát gừng để bớt mùi tanh. Gỡ lấy thịt lươn, xương đem xay, rồi lọc qua rây, lấy phần nước cốt, bỏ phần bã. Nấu đậu xanh, gạo cùng với nước cốt xương. Khi cháo sôi vài phút, thêm bí đỏ vào nấu đến khi bí chín mềm, cháo nở. Phi hành khô với dầu ăn, rồi cho thịt lươn vào đảo đều đến khi săn lại. Cho lươn vào nối cháo trộn đều là xong. Có thể nêm chút đường, muối cho vừa miệng.

6. Súp gà nấm hương

Súp gà hầm nấm hương

Súp gà hầm nấm hương

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc gà: 10 gr
  • Nấm hương: 10 gr
  • Nước dùng gà: 100 ml
  • Bột năng: 1 muỗng
  • Muối

Hướng dẫn nấu: Hòa bột năng với 1 ít nước lọc. Rửa sạch nấm hương, dùng dao thái nhuyễn. Luộc chín thịt gà, xé nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho nấm và thịt gà vào nấu với nước dùng gà, chờ các nguyên liệu chín nhừ. Lúc này, cho thêm 1 ít muối, hỗn hợp bột năng với nước vào nổi khuấy đều để tạo độ sánh cho món súp. Múc ra chén, chờ nguội rồi cho bé ăn.  

7. Cháo tim hầm khoai tây, cà rốt, cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Tim bò: 30 gr
  • Khoai tây: 30 gr
  • Cà rốt: 30 gr
  • Gạo tẻ: 30 gr
  • Rau cải ngọt
  • Hành khô

Hướng dẫn nấu: Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi thái nhỏ. Cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ. Băm nhỏ tim bò, sau đó xào với hành khô cho chín. Vo gạo, rồi nấu cháo đến khi nhừ. Lúc này, cho khoai tây, cà rốt vào nấu tiếp. Cuối cùng, cho cải ngọt và tim bò vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp. 

8. Bún gà cà chua

Nguyên liệu:

  • Bún khô: 50 gr
  • Thịt gà: 50 gr
  • Cà chua: 30 gr
  • Nước dùng gà: 150 ml

Hướng dẫn nấu: Cho bún khô vào nồi nước sôi. Luộc chín rồi vớt ra xả nước lạnh, rồi cắt thành khúc nhỏ. Thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó thái nhỏ. Xào cà chua cho chín. Nấu sôi nước dùng gà, thêm lần lượt bún, thịt gà, cà chua vào nấu đến khi hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp.

Ngoài những thực đơn ăn dặm đã giới thiệu trên đây, các mẹ cũng có thể bổ sung vào danh sách món ăn dặm cho bé một số món nữa như: cháo óc heo đậu Hà Lan, bún bò rau cải, súp cua măng tây, cháo gan gà khoai lang, cháo cá lóc đồng rau xanh, cháo thịt gà hạt sen… Các mẹ nhớ linh hoạt thay đổi thực đơn để bé vừa ngon miệng, vừa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhé!

The post Tổng hợp thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9-12 tháng appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/tong-hop-thuc-don-an-dam-danh-cho-be-tu-9-12-thang.html/feed 0
Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên rõ ràng dành cho chị em tham khảo https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-co-thai-tuan-dau-tien-ro-rang-danh-cho-chi-em-tham-khao.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-co-thai-tuan-dau-tien-ro-rang-danh-cho-chi-em-tham-khao.html#respond Mon, 26 Mar 2018 03:34:53 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1549 Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên gồm những biểu hiện nào có thể là nỗi băn khoăn của không […]

The post Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên rõ ràng dành cho chị em tham khảo appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên gồm những biểu hiện nào có thể là nỗi băn khoăn của không ít chị em. Sau khi quan hệ nếu có những biểu hiện lạ thường sau đây thì có lẽ chị em nên chuẩn bị tinh thần đón tin vui nhé.

1. Xuất hiện máu báo thai

Máu báo thai là một dấu hiệu giúp nhận biết có thai sớm nhất - Ảnh Internet

Máu báo thai là một dấu hiệu giúp nhận biết có thai sớm nhất – Ảnh Internet

Sau khi quan hệ từ 6 đến 14 ngày, nếu trứng được thụ tinh thành công thì chị em nếu để ý sẽ phát hiện âm đạo của mình ra một ít máu. Lý giải cho hiện tượng này là vì khi được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu làm tổ ở tử cung và làm bong một ít niêm mạc dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Việc chảy máu có thể xảy ra gần với chu lỳ kinh nguyệt có thể khiến cho chị em có thể bị nhầm lẫn. Nếu máu không ra theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà chỉ ra từ 1 đến 2 ngày thì có thể đó chính là máu báo thai. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà lượng máu báo thai có thể không giống nhau.
Máu báo thai thường không ra ồ ạt và kéo dài như máu kinh nguyệt, mà chỉ ra một lượng rất ít, thậm chí chỉ có vài giọt.

2. Mệt mỏi, đau đầu

Mệt mỏi cũng là dấu hiệu có thai mà các chị em cần lưu ý. Vì từ lúc này, cơ thể bạn bắt đâu phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi về nồng độ nội tiết tố, huyết áp, lượng đường trong máu…Những thay đổi này khiến cơ thể chưa kịp điều chỉnh để thích nghi dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thèm ăn, đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt.

3. Mắc tiểu nhiều lần hơn bình thường

Có thai làm tử cung to ra chèn ép vào bàng quang, điều này kích thích chị em đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này thường đi kèm với buồn nôn. Khi thai nhi càng lớn, ngày càn chèn ép vào bàng quang khiến thai phụ thường xuyên buồn đi tiểu nhiều hơn.

4. Tình trạng táo bón

Mang thai khiến nồng độ hormone trong cơ thể chị em thay đổi. Sự thay đổi này khiến cơ thể dễ bị đầy hơi, táo bón. Tình trạng này một phần xuất phát từ sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực xương chậu và bàng quang của chị em.

Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu mang thai - Ảnh Internet

Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu mang thai – Ảnh Internet

5. Buồn nôn

Dấu hiệu mang thai kinh điển này rất dễ nhận ra.Triệu chứng buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Tình trạng có thể khiến chị em khó chịu. Chị em cũng có thể trở nên nhạy cảm nhiều hơn với nhiều mùi vị khác nhau, làm tăng cảm giác buồn nôn.

6. Tâm trạng thay đổi thất thường

“Sáng năng chiều mưa” có lẽ là từ phù hợp để miêu tả tâm trạng chị em trong giai đoạn này. Sự thay đổi của cơ thể sẽ kéo theo những thay đổi trong tâm trạng,cảm xúc của chị em có thể dễ dàng thay đổi. Đang vui bổng chuyển ủ rũ mệt mỏi là chuyện khá phổ biến.

7. Thân nhiệt tăng cao

Khi cảm thấy thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày liên tục thì rất có thể chị em đã có tin vui rồi đấy. Cơ thể giờ đây phải hoạt động nhiều hơn bình thường, tình trạng này khiến nhiều năng lượng được sản sinh, đồng nghĩa với nó là thân nhiệt chị em cũng tăng cao hơn.

8. Cảm giác ngực hơi đau tức

Đau tức ngực cũng là một dấu hiệu của mang thai - Ảnh Internet

Đau tức ngực cũng là một dấu hiệu của mang thai – Ảnh Internet

Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi làm tăng lượng máu cung cấp cho bầu ngực. Theo đó là cảm giác đau tức hơi khó chịu.
Chị em cũng có thể nhận thấy vòng ngực của mình phát triển lớn hơn bình thường, kèm theo đó là cảm giác nóng ran xung quanh đầu ti và núm vú.
Những dấu hiệu mang thai trên đây đều đã được bác sỹ sản khoa có uy tín xác nhận, độ chính xác có thể lên đến 87%. Tuy nhiên, vì mỗi người đều có những đặc điểm riêng về mặt cấu tạo sinh học và đặc điểm tâm lý. Những dấu hiệu mang thai nêu trên có thể chỉ đúng phần nào đó với một số chị em.
Vì vậy khi có những dấu hiệu này, chị em nên tiếp tục thử những phương pháp xác định mang thai có tính khoa học hơn như: dùng que thử thai, thử nước tiểu, siêu âm.

Hy vọng nhưng thông tin về dấu hiệu có thai tuần đầu tiên nêu trên có thể phần nào hóa giải những nổi niềm băn khoăn của chị em. Căn cứ vào những dấu hiệu này, chị em cần sử dụng thêm que thử thai, sau đó là việc đến các cơ sở y tế để thăm khám, khẳng định chính xác tình trạng của mình. Nhờ đó, chị em có thể chủ động hơn trong công tác chăm sóc sức khoẻ và lên kế hoạch thai giáo phù hợp nếu như mình có tin vui nhé.

Nguyễn Oanh tổng hợp.

The post Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên rõ ràng dành cho chị em tham khảo appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-co-thai-tuan-dau-tien-ro-rang-danh-cho-chi-em-tham-khao.html/feed 0
Tầm quan trọng của việc massage khi mang thai https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/tam-quan-trong-cua-viec-massage-khi-mang-thai.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/tam-quan-trong-cua-viec-massage-khi-mang-thai.html#respond Fri, 16 Dec 2016 08:44:50 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1474 Trong thời kỳ mang thai, việc thay đổi nội tiết tố, trọng lượng và một số vấn đề khác khiến […]

The post Tầm quan trọng của việc massage khi mang thai appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Trong thời kỳ mang thai, việc thay đổi nội tiết tố, trọng lượng và một số vấn đề khác khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, khó chịu và cảm thấy áp lực, căng thẳng. Là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu và mang lại nhiều hiệu quả, massage khi mang thai không chỉ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, giải tỏa căng thẳng mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
Hãy cùng khám phá các lợi ích của việc massage khi mang thai các mẹ nhé!

1. Giảm tình trạng phù nề

Massage giúp mẹ bầu giảm phù nề

                                               Massage giúp mẹ bầu giảm phù nề

Phù nề là một triệu chứng rất phổ biến với các chị em trong thời kỳ mang thai do sự gia tăng về trọng lượng của tử cung gây áp lực lên các mạch máu, làm giảm sự lưu thông máu trong cơ thể dẫn đến bị sưng phù ở một số bộ phận như: Chân, tay, cổ, mũi, nướu, mặt… Việc massage từng bộ phận, đặc biệt tay, chân và mặt sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt, góp phần giảm phù nề đáng kể.

2. Tăng cường sức khỏe cho mẹ

Theo các chuyên gia, việc massage toàn thân giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe rất lớn. Không chỉ có tác dụng giúp mẹ tránh được chứng ốm nghén thường gặp ở đầu thai kỳ mà còn giúp mẹ nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa được các căn bệnh như: Cảm cúm, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…
Nếu thực hiện thường xuyên các bài massage trong quá trình mang thai theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ còn góp phần làm giảm đau đớn trong quá trình lâm bồn và giúp các mẹ cũng dễ dàng lấy lại vóc dáng chuẩn sau khi sinh .

3. Giúp thai nhi phát triển tốt hơn

Massage giúp mẹ bầu thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt

                          Massage giúp mẹ bầu thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt

Các động tác massage nhẹ nhàng, thư giãn lên toàn thân mẹ bầu cũng có tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn, phát triển các giác quan và hấp thụ được tối đa nguồn dinh dưỡng. Từ đó, giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện sau này của bé.

4. Tăng cường thải độc

Theo các nghiên cứu, việc massage giúp làm tăng lượng oxy trong máu từ 10% – 15% so với khi chưa massage. Đồng thời, giúp mạch máu và hệ bạch huyết, hồng cầu trong cơ thể hoạt động tốt góp phần thải chất độc ra ngoài một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

5. Giải tỏa căng thẳng

Massage giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng và vui vẻ hơn

                                   Massage giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng và vui vẻ hơn

Căng thẳng là một biểu hiện khá quen thuộc mà hầu như mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua trong suốt thai kỳ. Với các động tác massage giúp giảm lo âu, căng thẳng, giúp mẹ bầu ăn ngon, ngủ sâu và có được tinh thần lạc quan, yêu đời hơn.

6. Ngăn ngừa táo bón

Kết hợp với việc ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn thì việc massage cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động được tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.

7. Tăng lưu thông máu, giảm sưng đau cho cơ xương và thần kinh

Vào cuối thai kỳ, các mẹ bầu thường phải chịu các triệu chứng chuột rút, đau nhức xương khớp, xương hông, xương chậu sưng tấy. Lúc này, việc massage giúp mẹ bầu tăng lưu thông máu, giảm căng thẳng lên các khớp xương và có thể góp phần giải phóng căng thẳng trên các vùng cơ lân cận giúp các bầu bầu tránh được những khó chịu về vấn đề đau lưng, đau cơ căng thẳng thần kinh.

Linh Lan

The post Tầm quan trọng của việc massage khi mang thai appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/tam-quan-trong-cua-viec-massage-khi-mang-thai.html/feed 0
Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối mẹ cần nhớ https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-luu-y-khi-cho-tre-chuoi-can-nho.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-luu-y-khi-cho-tre-chuoi-can-nho.html#respond Thu, 15 Dec 2016 14:11:29 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1465 Chuối là thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của […]

The post Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối mẹ cần nhớ appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Chuối là thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho trẻ ăn chuối vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Trước khi cho trẻ ăn chuối mẹ hãy nhớ kỹ những điều dưới đây nhé!

1. Trên 4 tháng mới cho trẻ tập ăn chuối

Nên cho trẻ ăn chuối khi được trên 4 tháng tuổi

                                     Nên cho trẻ ăn chuối khi được trên 4 tháng tuổi

Chuối là một loại trái cây mềm, có vị ngọt thơm và rất tốt cho các bé trong độ tuổi ăn dặm. Thời điểm phù hợp mà mẹ có thể cho trẻ ăn chuối là bắt đầu khoảng từ 4 tháng tuổi, khi bắt đầu nên cho trẻ ăn một lượng ít để tập cho hệ tiêu hóa của trẻ làm quen được với vị của chuối và tăng dần ở những lần ăn tiếp theo.

Để trẻ có thể dễ ăn và ăn không bị ngán mẹ có thể cắt miếng nhỏ cho bé cầm ăn hay chế biến thành các món như: Chuối nghiền trộn sữa, bánh trứng chuối, chuối xay…

2. Chú ý đến liều lượng

Chuối là một trong những hoa quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, trong chuối có chứa nhiều mangan và kali. Nếu trẻ ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu và dẫn đến các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều chuối sẽ khiến dư thừa vitamin và khoáng chất quá cao, có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa.Điều đó khiến trẻ bị đầy hơi và đau dạ dày.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chuối trong một ngày

                                  Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chuối trong một ngày

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Maryland Medical Center cho rằng mỗi bé ở các độ tuổi khác nhau thì sẽ có từng lượng chuối nên ăn thích hợp trong mỗi ngày, cụ thể như sau:

– Trẻ sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi: 500 mg

– Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: 700 mg

– Trẻ em 1 tuổi: 1.000 mg

– Trẻ em 2 – 5 tuổi: 1.400 mg

-Trẻ em 6 – 9 tuổi: 1.600 mg

– Trẻ trên 10 tuổi: 2.000 mg

3. Các trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối

– Khi trẻ đang đói: Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C và có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng nếu cho trẻ ăn khi đói thì sẽ phản tác dụng vì lúc này hàm lượng magiê trong máu sẽ tăng đột ngột, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây nguy hiểm cho bé.
Thêm vào đó, trong chuối có chứa hàm lượng vitamin C khá cao, nên cho trẻ ăn khi đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày của bé.

Không nên cho trẻ ăn chuối khi trẻ đang bị táo bón

                                   Không nên cho trẻ ăn chuối khi trẻ đang bị táo bón

–  Khi trẻ đang bị táo bón: Trong điều kiện sức khỏe của bé bình thường, ăn chuối sẽ có tác dụng giúp bé nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn chuối khi táo bón không những không cải thiện được tình hình mà còn khiến trẻ bị táo bón nặng hơn.

– Khi trẻ bị đau đầu: Trong chuối có chứa các chất tyramine, phenyethyamine, axit amin có tác dụng làm giãn các mạch máu và và làm tăng lưu lượng máu lên não, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nên mẹ tuyệt đối đừng nên cho trẻ ăn chuối khi đang bị đau đầu nhé!

– Khi trẻ đang bị tiêu chảy: Không nên cho con ăn nhiều chuối, thậm chí là không nên cho trẻ ăn chuối khi trẻ đang bị tiêu chảy, bởi vì trong chuối có một lượng chất xơ mềm, oligosaccarid_ chất làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

 

Diễm Hương

The post Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối mẹ cần nhớ appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-luu-y-khi-cho-tre-chuoi-can-nho.html/feed 0
Cẩn trọng 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becan-trong-6-loai-benh-co-di-truyen-cho-html.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becan-trong-6-loai-benh-co-di-truyen-cho-html.html#respond Mon, 05 Dec 2016 08:39:03 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1444 Chị em cần biết 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé để sớm có những thông tin […]

The post Cẩn trọng 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Chị em cần biết 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé để sớm có những thông tin và nhận được sự tư vấn chuyên môn khoa học của các bác sĩ. Điều này sẽ giúp con trẻ khỏe mạnh, phát triển tối đa như bao đứa trẻ cùng trang lứa. 

Cẩn trọng 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé

Cẩn trọng 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé

1.Bệnh ung thư phổi.

Tỷ lệ di truyền bệnh ung thư phổi từ mẹ sang con khá cao gần 10%. Các bé trai sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này nhiều hơn bé gái 2-3 lần.

Trong trường hợp mẹ bầu bị ung thư phổi nên thường xuyên đi thăm khám bệnh tình, điều trị và biết cách phòng ngừa cho bé.

2.Bệnh tiểu đường mẹ có thể di truyền cho bé.

Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, có tỷ lệ di truyền sang con lên đến 40%. Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường, trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên gấp đôi.

3.Mẹ bị bệnh tim có thể di truyền cho bé.

Bệnh tim có thể di truyền từ mẹ sang con

Bệnh tim có thể di truyền từ mẹ sang con

Nếu người mẹ từng bị đau tim hoặc có các triệu chứng tức ngực do tắc nghẽn mạch máu, khi sinh con trẻ sẽ có nguy cơ mắc các triệu chứng tương tự chiếm 20%.

4.Bệnh loãng xương có thể di truyền cho bé.

Nguy cơ mẹ bị loãng xương di truyền cho con thường rất lớn. Nguyên nhân là do cấu trúc xương bị yếu tố di truyền chi phối rất nhiều. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai, để giúp thai nhi nhận được đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển. Sau khi sinh, các mẹ cũng nên tìm hiểu nhu cầu về canxi của trẻ nhỏ để tăng cường bổ sung kịp thời cho sự phát triển của bé.

5.Bệnh rối loạn thần kinh và trầm cảm.

Các bệnh về thần kinh cũng có thể di truyền từ mẹ sang con

Các bệnh về thần kinh cũng có thể di truyền từ mẹ sang con

Theo nghiên của Viện Y tế Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần tại Mỹ cho biết, 13% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con là do di truyền từ mẹ. Những phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ sau sinh.

6.Bệnh viêm khớp có thể truyền từ mẹ sang con.

Bệnh viêm khớp có tính di truyền mạnh mẽ, có tới 50% trẻ em có nguy cơ bị mắc bệnh này do di truyền từ người mẹ. Trong các loại bệnh viêm khớp, viêm xương khớp là bệnh phổ biến nhất sẽ làm thoái hóa lớp sụn bảo vệ đầu xương và khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.

Nếu các mẹ bầu đang nằm trong những trường hợp kém may mắn trên, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sớm có phương pháp phòng ngừa cho thai nhi trước khi chào đời.

Thiên Lý (t/h)

The post Cẩn trọng 6 loại bệnh mẹ có thể di truyền cho bé appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becan-trong-6-loai-benh-co-di-truyen-cho-html.html/feed 0
Cách điều trị và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai đơn giản và hiệu quả https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cach-dieu-tri-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-don-gian-va-hieu-qua.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cach-dieu-tri-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-don-gian-va-hieu-qua.html#respond Thu, 01 Dec 2016 07:08:07 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1437 Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp nhất ở bà bầu, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu […]

The post Cách điều trị và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai đơn giản và hiệu quả appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp nhất ở bà bầu, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để lâu thì bà bầu sẽ có nguy cơ đối mặt với sinh non và nhiều biến chứng khác. Vậy bà bầu cần điều trị và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho mình nhé!

Tình trạng cảm cúm kéo dài có thể ảnh hưởng

Tình trạng cảm cúm kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ đối mặt với sinh non ở bà bầu

Cách điều trị cảm cúm cho bà bầu

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam và ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp lê với đường phèn đem chưng để vừa ngậm vừa nhai từ từ , cách này rất hiệu quả trong việc trị đau họng cho bà bầu khi bị cảm cúm.

Về phương pháp trị nghẹt mũi, mẹ bầu có thể giã tỏi và lọc lấy nước rồi hòa chung với một ít nước muối để nhỏ mũi hay dùng bông tăm ngoáy mũi đều được, bên cạnh đó mẹ cũng có thể xịt nước biển để giúp mũi thông.

Những món ăn có thể giúp mẹ trị được bệnh cảm cúm như cháo trứng nóng với hành lá tía tô hay cháo tía tô… Với những loại cháo này, mẹ cần phải ăn nóng để cơ thể toát mồ hôi, giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Cháo trứng nóng giúp bà bầu nhanh chóng giảm bệnh cảm cúm

Cháo trứng nóng giúp bà bầu nhanh chóng trị được căn bệnh cảm cúm

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể xông mặt bằng lá thuốc như lá bưởi, tía tô, bạc hà, húng quế, gừng, riềng, hành, chanh… Chọn khoảng 5 – 7 loại, mỗi loại khoảng 50 – 100g và đem rửa sạch, đun sôi khoảng chừng 3 – 5 phút sau đó mở hé nắp nồi cho hơi thoát ra thật từ từ và hít thở đều cùng hơi lá thuốc khoảng 5 – 7 phút, đến khi mồ hôi toát ra thì lấy khăn lau khô mặt rồi uống một ly nước chanh có bỏ chút muối.

Khi có dấu hiệu sốt, mẹ bầu cần đến ngay bác sĩ để tránh làm thân nhiệt tăng quá cao, làm môi trường nước ối nóng lên và ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

Bà bầu nên uống khoảng

Bà bầu nên uống khoảng 200ml nước cam kết hợp với mật ong hoặc đường mỗi ngày

– Nên uống khoảng 200ml nước cam kết hợp với mật ong hoặc đường hay uống nước chanh mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ cũng có thể ngâm chanh đào kết hợp với mật ong và ăn khoảng 1 thìa vào mỗi buổi sáng.

– Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi có màu xanh đậm, vàng, đỏ.

– Cần đặc biệt giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra ngoài đường.

– Nên đi bộ ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng và hít thở không khí trong lành để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

– Cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Mẹ bầu cũng có thể kiểm chứng việc uống đủ nước hay chưa qua nước tiểu. Bạn đã uống đủ nước khi nước tiểu có màu vàng trong, còn nước tiểu có màu vàng sẫm thì bạn cần nên bổ sung thêm nhiều nước hơn nữa.

Kỳ Hân (T/h)

The post Cách điều trị và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai đơn giản và hiệu quả appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cach-dieu-tri-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-don-gian-va-hieu-qua.html/feed 0
Lưu ý 8 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becam-nangme-va-beluu-y-8-dau-hieu-nhan-biet-tre-sinh-dang-gap-van-de-ve-suc-khoe-html-html.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becam-nangme-va-beluu-y-8-dau-hieu-nhan-biet-tre-sinh-dang-gap-van-de-ve-suc-khoe-html-html.html#respond Tue, 25 Oct 2016 09:11:32 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1372 Các mẹ cần đặc biệt lưu ý 8 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về […]

The post Lưu ý 8 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Các mẹ cần đặc biệt lưu ý 8 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe dưới đây để sớm biết cách điều trị và chăm sóc cho bé đúng cách, khoa học giúp con trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh phát triển tốt.

1.Trẻ sơ sinh bị sốt.

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị sốt

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị sốt

Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ sơ sinh đối với một bệnh nào đó, đặc biệt là liên quan đến nhiễm trùng. Cho trẻ đi khám bác sĩ nhanh chóng trong trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt cao từ 38 độ C, đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt lên đến 38,5 độ C trở lên. Trong những trường hợp trẻ sơ sinh chưa sốt đến mức nhiệt này nhưng cơ thể có các dấu hiệu như phát ban, khó chịu, kém ăn, khó thở, nôn liên tục, mất nước, tiêu chảy hoặc hôn mê thì cần cho bé đi bệnh viện ngay.

2.Trẻ sơ sinh bị mất nước.

Trẻ sơ sinh ăn kém, sốt hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy kéo dài đều có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị thiếu nước như thấy bé khô miệng và nướu, đi tiểu ít hơn, không có nước mắt khi khóc hoặc thóp đầu có vẻ hơi chìm.

3.Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh thường hay bị tiêu chảy làm phiền. Nhưng đối với trường hợp trong phân của bé có máu (máu có thể màu đỏ tươi hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen) cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

4.Trẻ sơ sinh bị nôn mửa.

Trẻ sơ sinh bị nôn mửa thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị nôn mửa thường xuyên

Nôn trớ là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nôn mửa thường xuyên, hoặc có máu khi nôn, dung dịch nôn có màu xanh lá cây, và trẻ có dấu hiệu mất nước cần đưa ngay đến bệnh viện để khám.

5.Trẻ sơ sinh bị khó thở.

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu khó thở cần đưa ngay tới bệnh viện thăm khám kịp thời. Các dấu hiệu giúp nhận biết khó thở:

– Bé thở nhanh hơn so với bình thường.

– Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ, vùng bụng bị thụt vào sâu khi trẻ hít thở vào.

– Trẻ sơ sinh bị khò khè khi thở ra.

– Đầu của trẻ sơ sinh nhấp nhô.

– Môi, da của trẻ sơ sinh có màu hơi xanh.

6.Trẻ sơ sinh bị có biểu hiện nổi đỏ, chảy nước hoặc chảy máu ở một số bộ phận.

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nổi đỏ, chảy máu và nước ở rốn

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nổi đỏ, chảy máu và nước ở rốn

Trong một số trường hợp như: rốn của trẻ (có thể là phần dây rốn còn sót lại), dương vật chuyển sang màu đỏ và kèm theo chảy nước hoặc chảy máu, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ vì đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng.

7.Trẻ sơ sinh bị phát ban.

Trẻ sơ sinh thường nổi phát ban, nhưng nếu phát ban lan trên một khu vực rộng trên cơ thể, đặc biệt là mặt, hoặc kèm theo sốt, chảy máu hoặc sưng tấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

8.Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là do virus gây ra và rất phổ biến đối với các bé. Cảm lạnh thường kéo dài một hoặc hai tuần kèm theo các tình trạng chảy nước mũi, sốt, chán ăn và ho có thể kéo dài 2-3 tuần.

Thương Huyền (t/h)

 

The post Lưu ý 8 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/cam-nangme-va-becam-nangme-va-beluu-y-8-dau-hieu-nhan-biet-tre-sinh-dang-gap-van-de-ve-suc-khoe-html-html.html/feed 0
Nguyên nhân và cách giảm đau tức ngực hiệu quả cho bà bầu https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-tuc-nguc-hieu-qua-cho-ba-bau.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-tuc-nguc-hieu-qua-cho-ba-bau.html#respond Thu, 06 Oct 2016 09:55:08 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1334 Đau tức ngực khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở mỗi bà bầu. Tuy tình trạng này […]

The post Nguyên nhân và cách giảm đau tức ngực hiệu quả cho bà bầu appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Đau tức ngực khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở mỗi bà bầu. Tuy tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nó lại mang đến không ít nỗi lo và phiền toái cho bà bầu.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị đau tức ngực và cách làm giảm đau tức ngực như thế nào? Tất cả những điều này sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây, các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị đau tức ngực

Bà bầu thường bị đau tức ngực vào

Bà bầu thường bị đau tức ngực vào 3 tháng đầu thai kỳ và kéo dài từ 4 – 6 tuần

Tình trạng đau tức ngực thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và kéo dài từ 4 – 6 tuần. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như do mất cân bằng hooc – môn, ợ nóng, căng cơ bắp… và một nguyên nhân không thể không kể đến đó là fibrocystic, một nguyên nhân rất phổ biến nhất đối với hầu hết các bà bầu khi mang thai.

Tất cả những điều đó đều khiến cho ngực bà bầu bị căng lên gây nên tình trạng đau tức ngực. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng và hãy áp dụng những cách dưới đây để giảm bớt tình trạng đau tức ngực khi mang thai một cách hiệu quả nhất nhé.

Chườm lạnh, dùng dầu oliu

Đây là một cách vô cùng đơn giản nhưng lại mang hiệu quả rất cao trong việc giúp bà bầu giảm cơn đau tức ngực.Với cách này, mẹ bầu chỉ cần cho một chút đá vào khăn mềm, sau đó chườm nhẹ lên người khoảng từ 5 – 10 phút.

Ngoài ra, mát xa bằng tinh dầu ô liu cũng là một cách rất hay để giảm tình trạng đau tức ngực hiệu quả cho bà bầu. Với tinh dầu ô liu, bạn chỉ cần lấy một lượng vừa phải rồi mát xa nhẹ nhàng phần ngực là bạn đã có thể cảm nhận được sự thoải mái và bớt đau nhức hơn rất nhiều rồi đấy.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen sẽ giúp bà bầu được thư giãn và góp phần làm giảm đau tức ngực hiệu quả

Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen sẽ giúp bà bầu được thư giãn và  làm giảm đau tức ngực hiệu quả

Tắm nước ấm là một trong những phương pháp tốt nhất để giúp bà bầu xoa dịu đi những cơn đau tức ngực. Bên cạnh đó, việc bà bầu tắm nước nóng bằng vòi hoa sen còn là cách mát – xa tự nhiên khiến cho tinh thần bà bầu trở nên thoải mái và được thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Uống nhiều nước

Việc bổ sung lượng nước cho cơ thể mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong quá trình mang thai. Bởi nước lọc không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố mà còn góp phần xoa dịu cơn đau và làm giảm sự cương vú hiệu quả.

Tránh tác động mạnh

Ở giai đoạn này, ngực bà bầu cũng trở nên rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần lưu ý tránh những tác động mạnh cũng như hạn chế những cường độ cao và tập luyện quá sức sẽ không hề tốt cho ngực của bạn. Một điều cần lưu  ý nữa là bạn hãy nhắc khéo ông xã mình để tránh tình trạng những tổn thương không đáng có khi ở thời điểm này nhé.

Nên tập các bài tập nhẹ nhàng

Đi bộ là một trong những cách giúp bà bầu giảm đau tức ngực hiệu quả

Đi bộ là một trong những cách giúp bà bầu giảm đau tức ngực hiệu quả

Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn hay các bài tập thiền, yoga cũng là những bài tập vô cùng có lợi giúp cho cơ thể bà bầu luôn được khỏe mạnh và thoải mái, đồng thời còn góp phần giảm bớt những cơn đau ngực hiệu quả khi mang thai.

Chọn những chiếc áo ngực vừa vặn, thoải mái

Khi bị đau tức ngực, nhiều bà mẹ thường cho rằng không mặc áo ngực sẽ là cách tốt nhất để để giảm tình trạng đó. Thế nhưng việc này lại chỉ càng khiến cho tình trạng đau ngực càng thêm trầm trọng, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến hình dạng của ngực.

Do vậy, một chiếc áo ngực vừa vặn sẽ là sự lựa chọn thích hợp để giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên thay đổi áo ngực thường xuyên tùy theo kích cỡ và sự phát triển của ngực, đặc biệt nên chọn loại áo ngực dành riêng cho người mang bầu nhé.

Tránh ăn nhiều đồ mặn, chất béo và các chất kích thích khác

Bia, thuốc là là những chất kích thích làm gia tăng cơn tức ngực nên bà bầu cần phải lưu ý tránh xa

Bia, thuốc là là những chất kích thích làm gia tăng cơn tức ngực nên bà bầu cần phải lưu ý tránh xa

Nếu bà bầu ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hay dung nạp quá nhiều chất béo cũng như chất kích thích như bia, rượu và đồ uống có gas thì sẽ càng làm cho những cơn đau ngực của mẹ bầu càng thêm kéo dài. Do vậy, mẹ nên cắt giảm bớt lượng muối cho mỗi món ăn hàng ngày, đồng thời nên tăng cường ăn rau, củ , quả và tinh bột để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhé.

Thảo Trang (t/h)

The post Nguyên nhân và cách giảm đau tức ngực hiệu quả cho bà bầu appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-tuc-nguc-hieu-qua-cho-ba-bau.html/feed 0
Điểm mặt những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/diem-mat-nhung-thuc-pham-can-tranh-khi-be-bi-ho.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/diem-mat-nhung-thuc-pham-can-tranh-khi-be-bi-ho.html#respond Wed, 05 Oct 2016 07:10:50 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1328 Để có thể trị dứt điểm những cơn ho dai dẳng và kéo dài ở bé, bên cạnh việc cho […]

The post Điểm mặt những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Để có thể trị dứt điểm những cơn ho dai dẳng và kéo dài ở bé, bên cạnh việc cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho bé một chế độ ăn khoa học. Trong chế độ ăn đó, bạn nhất định phải loại bỏ những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho được đề cập trong bài viết sau đây.

Thực phẩm để lạnh

Thực phẩm để lạnh là một trong những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho. Bởi theo quan niệm của Đông y, ăn thực phẩm để lạnh sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, gây ra những tổn thương cho phổi như khiến phổi bị tắc khí, làm các triệu chứng ho ở bé trầm trọng thêm. Hơn nữa, ăn thực phẩm để lạnh khi bị ho còn làm bé tì của bé bị ảnh hưởng. Vì thế, trong khoảng thời gian trẻ bị bệnh, bạn cần tránh cho bé ăn những đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông mà chưa được giã đông và làm nóng.

Mẹ không nên để bé ăn thực phẩm đông lạnh khi bị ho

Mẹ không nên để bé ăn thực phẩm để lạnh khi bị ho

Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn

Theo Đông y, nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho là do phổi bé bị nóng. Vì vậy, những thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn sẽ dễ làm bé bị nhiệt, tăng đờm, khiến những cơn ho của bé trở nên lâu khỏi. Do đó, khi con mình bị ho, bạn không nên cho bé ăn bánh, kẹo, mứt và những món ăn chứa nhiều muối.

Cam, quýt, chuối

Trong những ngày thường, đây đều là các loại trái cây tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên khi bé bị ho, cam, quýt, chuối không những không giúp bé trị ho như lầm tưởng của nhiều người mà ngược lại, chúng còn khiến tình trạng ho của bé thêm tồi tệ. Nguyên nhân là do các loại quả này có thể gây ra những tác động xấu đến hệ hô hấp của bé.

Đặc biệt, nhiều người luôn nghĩ rằng thịt quýt có thể trị ho, long đờm ở trẻ nhưng thực ra tác dụng này chỉ có ở vỏ của nó. Bởi thịt quýt có chứa chất celluite khiến cơ thể tạo nhiệt, từ đó sinh ra nhiều đờm. Do đó, đây là loại quả mà bạn không nên cho vào thực đơn hàng ngày của bé trong giai đoạn bị ho.

Ăn cam có thể khiến tình trạng ho ở bé thêm tồi tệ

Ăn cam có thể khiến tình trạng ho ở bé thêm tồi tệ

Cá, tôm, cua, thịt bò

Do có chứa chất tanh nên cá, tôm, cua, thịt bò cũng là những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho. Dù có nhiều dinh dưỡng nhưng nếu ăn những thực phẩm này, bé sẽ dễ bị buồn nôn, khó thở, làm bệnh ngày càng nặng hơn. Mặt khác, protein có trong cá, tôm, cua, thịt bò còn có thể làm bé bị dị ứng, mà dị ứng thức ăn chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho.

Đậu phộng, hạt dưa, socola

Nhóm thực phẩm này là món ăn vặt yêu thích của mọi trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé ăn chúng khi đang ho, hệ hô hấp của bé sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do lượng đờm bị tăng lên. Không những vậy, đậu phộng, hạt dưa còn dễ làm bé bị đau họng khi ăn nhiều trong khi socola làm cơ thể bé bị nóng. Vì thế, bạn cần để bé tránh xa những thực phẩm này khi đang còn ho.

Socola là thực phẩm bé cần tránh khi bị ho

Socola là thực phẩm bé cần tránh khi bị ho

Như vậy, những thực phẩm được đề cập ở trên đều là những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho. Thay vì để bé ăn những thực phẩm này, bạn nên cho bé ăn cháo tía tô, nước đu đủ, lá mơ lông và các món ăn dễ tiêu, lợi tiểu. Những món ăn này sẽ hỗ trợ quá trình trị ho ở bé, giúp bé dứt hẳn cơn ho chỉ sau một thời gian ngắn.

Hạ Nhiên

The post Điểm mặt những thực phẩm bé cần tránh khi bị ho appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/diem-mat-nhung-thuc-pham-can-tranh-khi-be-bi-ho.html/feed 0
Những sai lầm phổ biến mẹ thường gặp khi pha sữa cho trẻ https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-sai-lam-pho-bien-thuong-gap-khi-pha-sua-cho-tre.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-sai-lam-pho-bien-thuong-gap-khi-pha-sua-cho-tre.html#respond Wed, 28 Sep 2016 15:27:54 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1290 Hầu hết tất cả mọi người đều biết sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh […]

The post Những sai lầm phổ biến mẹ thường gặp khi pha sữa cho trẻ appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Hầu hết tất cả mọi người đều biết sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé vẫn phải bú bằng sữa công thức bên ngoài. Trong thực tế, khi pha sữa cho trẻ sơ sinh , một số mẹ vẫn gặp phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa cũng như sự an toàn của bé.

Sau đây là một số sai lầm phổ biến mẹ nên tránh:

1. Pha và cho bé bú quá liều lượng

Pha sữa cho bé quá liều lượng có gây ra nhiều hậu quả khôn lường

                  Pha sữa cho bé quá liều lượng có gây ra nhiều hậu quả khôn lường

Có nhiều mẹ do không đong đếm chính xác lượng sữa cần pha mà chỉ ước chừng dẫn đến pha và cho bé bú quá nhiều. Tuy nhiên, việc cho bé bú quá liều lượng không giúp bé nhanh tăng cân hay khỏe mạnh hơn mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, làm bé chán ăn, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng nôn ói, quấy khóc.

2. Thay đổi công thức pha sữa

Trên tất cả vỏ hộp sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh đều có ghi chi tiết thành phần, quy trình cũng như cách thức pha sữa của mỗi nhãn hiệu. Nếu pha sữa cùng quá nhiều nước, trẻ sẽ nhanh no, không đảm bảo được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu ít nước, có thể khiến bé mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ.

 Mẹ cần chú ý, mỗi nhãn hiệu sữa có thể có các cách pha khác nhau do đó khi pha sữa mẹ cần tuân thủ đúng các bước hướng dẫn in trên bao bì.

3. Hâm nóng lại sữa

Không nên hâm nóng lại sữa cho bé

                                      Không nên hâm nóng lại sữa cho bé

Do tâm lý tiếc sữa nên khi thấy sữa thừa nhiều phụ huynh đã tiết kiệm bằng cách hâm lại sữa để tiếp tục cho bé bú. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, dù là bình sữa của bé được làm từ chất liệu và sữa có thừa nhiều như thế nào đi chăng nữa cũng không nên hâm lại hoặc cho bé bú sau 1 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân là do sữa rất nhanh hỏng, đặc biệt các vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh trong môi trường sữa ấm. Do đó, để an toàn cho bé mẹ cần đổ sữa thừa sau khi đã dùng 1 tiếng và không nên hâm lại sữa đã cũ. Thay vào đó mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn và cân đo liều lượng sao cho phù hợp với nhu cầu của bé nhất.

4. Pha sữa bằng nước lọc

Đôi khi, nhiều bậc cha mẹ dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa bột cho trẻ. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.

5. Nhiệt độ nước pha sữa không thích hợp

Cần pha sữa ở nhiệt độ nước thích hợp

                                              Cần pha sữa ở nhiệt độ nước thích hợp

Một số mẹ có thói quen pha sữa ngay khi vừa đun nước sôi xong, tuy nhiên theo các chuyên gia pha sữa bằng nhiệt quá cao có thể làm mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Các thành phần như: tinh bột lúa mỳ, chất béo, protein, đường nho…rất dễ bị phân giải dưới nhiệt độ cao. Do đó, lúc này bé sẽ không thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong sữa.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nhiệt độ thích hợp nước pha sữa là khoảng 60 – 80 độ C để có thể thanh trùng, diệt vi khuẩn cả trong bình, sữa và nước.

 

 

Huyền Mai

The post Những sai lầm phổ biến mẹ thường gặp khi pha sữa cho trẻ appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-sai-lam-pho-bien-thuong-gap-khi-pha-sua-cho-tre.html/feed 0
Những dấu hiệu bà bầu cần phải đề phòng trong giai đoạn mang thai https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-dau-hieu-ba-bau-can-phai-de-phong-trong-giai-doan-mang-thai.html https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-dau-hieu-ba-bau-can-phai-de-phong-trong-giai-doan-mang-thai.html#respond Wed, 28 Sep 2016 05:32:03 +0000 http://www.viwrr.ac.vn/?p=1285 Nôn, sốt cao, chóng mặt… được xem là những dấu hiệu rất bình thường ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu […]

The post Những dấu hiệu bà bầu cần phải đề phòng trong giai đoạn mang thai appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
Nôn, sốt cao, chóng mặt… được xem là những dấu hiệu rất bình thường ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này kèm theo những triệu chứng bất thường đi kèm thì mẹ bầu cần phải chú ý và gọi ngay cho bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Dưới đây là những dấu hiệu mẹ bầu cần phải đề phòng trong giai đoạn mang thai, cùng tìm hiểu nhé!

Đề phòng khi nôn nhiều

Bà bầu cần phải đề phòng khi bị nôn nhiều

Bà bầu cần phải đề phòng khi bị nôn nhiều

Nôn là triệu chứng khá bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nôn quá nhiều, từ 2 – 3 ngày trong quý 1 hoặc nôn nhiều ở quý 2 và bà bầu buồn nôn mà đi kèm theo dấu hiệu tăng thân nhiệt thì tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp ngăn chặn kịp thời.

Chóng mặt, choáng váng

Khi mang thai hầu hết các bà bầu thường gặp trường hợp này, nguyên nhân có thể là do bạn chưa nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Hoặc nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng huyết áp thấp nên mẹ bầu sẽ thường có cảm giác lâng lâng khi mang thai. Hiện tượng này rất bình thường, tuy nhiên nếu mẹ bầu thấy chóng mặt nghiêm trọng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra rõ nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời nhé.

Đề phòng khi sốt cao

Bà bầu cần phải đề phòng khi bị sốt cao

Bà bầu cần phải đề phòng khi bị sốt cao

Sốt cao là hiện tượng của cảm cúm, nếu như mẹ bị sốt cao nhưng lại không đi kèm theo những dấu hiệu đó thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ nhanh chóng, bởi tình trạng này có thể cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cho bạn.

Đề phòng khi tăng cân quá nhanh

Tăng cân quá nhanh đi kèm với những dấu hiệu như phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác mặc dù bà bầu không ăn uống nhiều thì rất có thể đây là dấu hiệu của tiền sản giật nên mẹ bầu cũng cần phải đi khám bác sĩ ngay khi có những hiện tượng này.

Rối loạn thị giác, đau đầu kéo dài

Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, do vậy mẹ bầu sẽ có dấu hiệu nhìn mờ, nhìn một thành hai hoặc có đốm sáng ở mắt. Hiện tượng đau đầu  kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 giờ đồng hồ đi kèm với rối loạn thị giác, phù nề vùng tay, mắt, mặt thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo huyết áp của bạn đang rất cao.

Đề phòng khi ra máu âm đạo

Bà bầu bị ra máu âm đạo nhiều đi kèm theo những cơn đau vùng lưng, bụng thì đó có thể là nguy cơ rất lớn dẫn đến sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc sinh non. Khi bạn gặp tình trạng này ở cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non hoặc chứng xơ hóa dây rốn và nếu ở tuần 37 thì có thể là bạn đang chuyển dạ.

Tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Tình trạng này tương đối nguy hiểm không chỉ đối với mẹ bầu mà còn cả em bé trong bụng. Đó có thể là nguyên nhân của chứng mất nước hay tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra, khi mẹ bầu có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu kèm theo dấu hiệu thân nhiệt tăng thì đó có thể là những yếu tố cảnh báo viêm đường tiết niệu nên các bà bầu cần phải đề phòng nhé.

Đau bụng dưới, đau bụng trên hoặc quanh rốn

Bà bầu cần phải đề phòng khi đau bụng dưới

Bà bầu cần phải đề phòng khi đau bụng dưới

Đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non, sảy thai. Còn đau bụng trên hoặc đau quanh rốn thì lại là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa và tiền sản giật. Tất cả các dấu hiệu đó đều rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần lưu ý để đi khám bác sĩ khi thấy những hiện tượng này.

Thai nhi chuyển động ngày một ít đi

Đây có thể là dấu hiệu trục trặc sức khỏe ở bé. Nếu bạn thấy hiện tượng này thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay để có thêm phương pháp điều trị kịp thời.

Trên là những dấu hiệu tưởng bình thường nhưng thật ra lại rất nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

Hồng Thanh (t/h)

The post Những dấu hiệu bà bầu cần phải đề phòng trong giai đoạn mang thai appeared first on Công Nghệ Quảng Cáo - Quảng cáo online, Quảng cáo trực tuyến.

]]>
https://www.viwrr.ac.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-dau-hieu-ba-bau-can-phai-de-phong-trong-giai-doan-mang-thai.html/feed 0