Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.
Trường Dục Thanh Phan Thiét được xây dựng năm 1907 trong khu đất nhà tự (nay thuộc địa bàn phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) của anh em cụ Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, là con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông (1827 – 1884). Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, bên cạnh đó, trường dạy thêm Hán văn, Pháp văn. Trường mang tên Dục Thanh với ý nghĩa giáo dục thanh niên lòng yêu nước, hưởng ứng truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân. Đây là trường tư thục được cho là có nội dung giảng dạy vào loại tiến bộ nhất ở miền trung lúc bấy giờ. Ngày nay, đây là địa điểm được những tour du lịch Phan Thiết giá rẻ thường xuyên khai thác bởi ngôi trường này mang rất nhiều giá trị lịch sử nhân văn.
Đến với Khu di tích Dục Thanh, hầu như tất cả đều giống nhau ở tâm trạng bồi hồi cảm xúc và nỗi niềm khôn nguôi nhớ Bác. Mỗi người như đang được nghe thầy giáo Nguyễn Tất Thành truyền đạt những bài giảng về tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người, về trách nhiệm đối với non sông.
Được nghe, được nhìn thấy, được giới thiệu về những di tích, những hiện vật cùng những sinh hoạt đời thường, chúng ta hiểu thêm về phong cách sống giản dị, hòa mình với quần chúng nhân dân, yêu lao động, yêu thương chăm sóc học sinh của thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Sau khi thăm Khu di tích, đồng chí Nguyễn Xuân Thông, thay mặt đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản viết: “Được tận mắt nhìn thấy những hiện vật của Bác Hồ, được nghe giới thiệu một quãng thời gian hoạt động của Bác, đoàn hết sức xúc động, càng tưởng nhớ tới công ơn to lớn, đạo đức trong sáng và cuộc đời hy sinh vì nước vì dân của Người. Sau khi trở về, tôi sẽ đặt tour du lịch đến đây cho người thân bạn bè đề cùng nhìn lại, cảm nhớ về quảng đời của một yêu 1nhân lịch sử vĩ đại”.
Mỗi ngày, sổ cảm tưởng tại Khu di tích Dục Thanh lại dày thêm những cảm xúc, niềm tự hào vì có Bác. Cùng đoàn cán bộ, giáo viên Trường trung cấp sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội đến thăm Trường Dục Thanh, cô giáo Nguyễn Thanh Thao viết: “Dù Bác đã đi xa, nhưng với chúng con, Bác mãi mãi gần gũi, thân thiết. Chúng con thêm vững tin và tự hào vì luôn có Bác”.