Có ăn mới có sự tồn tại sự sống của con người. Ăn uống là một vấn đề xã hội rất lớn, nó liên quan đến mọi người hàng ngày. Trong cuộc sống xã hội ít có vấn đề có tính phổ biến và thường xuyên như vấn đề ăn uống. Về vật chất mà nói thì con người có ăn mới sống, có ăn mới phát triển từ nhỏ đến lớn. Con người có sống, có phát triển thì mới có sự tồn tại của xã hội. Con người có ăn, có sức khỏe thì mới có lao động với năng suất cao, có lao động sáng tạo, có mọi hoạt động của xã hội. Triết học nói rằng vật chất là hạ tầng cơ sở để xây lên dựng thượng tầng tư tưởng của lâu đài xã hội loài người. Đã là vấn đề thường xuyên của tất cả mọi người thì phải được xã hội quan tâm hết sức. Giải quyết tốt vấn đề này là một mục tiêu chính trị quan trọng của mọi chế độ xã hội.
Nó là vấn đề xã hội lớn nên cũng là vấn đề kinh tế lớn. Theo thống kê của Liên hiệp quốc thì ăn uống ở những nước tiên tiến chiếm 20 – 25% thu nhập gia đình, còn các nước đang phát triển chiếm 65 – 70% tính với mức ăn còn thiếu. Ở chúng ta trong những năm gần đây cũng khoảng 70%.
Một người sống 70 tuổi cần tới 50 tấn nước; 1,5 ÷ 2 tấn protein; 1,2 tấn lipit; 14 ÷ 15 tấn gluxit; 0,5 tấn muối. Cộng bằng 70 tấn. Các thành phần này đều lấy từ lương thực và thực phẩm. Đó là chưa kể các nhu cầu có liên quan khác đến ăn uống như dụng cụ, chất đốt… Khoa học về chế biến bảo quản thực phẩm là một vấn đề khoa học kỹ thuật phức tạp. Nó liên quan đến nhiều ngành khoa học khác. Mỗi vấn đề giải quyết phải trên cơ sở kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành này và những tiến bộ đặc biệt tạo nên sự nhảy vọt trong ngành so với nhiều ngành khác hãy còn chậm.
Trích: tuoitredonghoa