Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời khá quan trọng. Mỗi bà mẹ đều cần theo dõi chỉ số này. Vì, cân nặng thay đổi đồng thời cũng là biểu hiện thông báo tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
1. Vì sao cần theo dõi bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh?
Khi trẻ vừa mới chào đời, nhìn vào chiều cao, cân nặng là cơ sở nhận thấy rõ nét nhất về sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt, cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, cân nặng của bé sơ sinh góp phần chẩn đoán một số bệnh hay dự đoán sự phát triển sau này của bé.
1.1. Nếu cân nặng của bé không đạt như bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn
Khi vừa mới sinh ra, nếu bé không đạt được số cân nặng tương đối chuẩn của một đứa bé bình thường thì có thể gọi là nhẹ cân. Điều này giúp dễ dàng nhận biết bé có thể tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng.
Nếu chênh lệch cân nặng qua lớn, có thể dự đoán tình trạng chậm phát triển thể chất, trí tuệ của bé. Hoặc vấn đề hệ miễn dịch của bé yếu. Hay, bé dễ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng,…so với trẻ có cân nặng đạt chuẩn.
1.2. Ý nghĩa khác của bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh
Cân nặng của bé là một yếu tố giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp với thể trạng.
Cân nặng của bé còn giúp các mẹ bầu có một chế độ ăn phù hợp cho những lần mang thai sau.
2. Quá trình phát triển về cân nặng trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ sơ sinh khi chào đời cũng khá quan trọng. Tuy nhiên những thay đổi trong quá trình lớn lên của bé sau đó cũng quan trọng không kém. Chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số này như thế nào nhé.
2.1. Chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng
2.1.1. Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn
Một em bé ra đời đủ tháng thường có cân nặng chuẩn khoảng từ 2,9 kg đến 3,8 kg. Chiều cao trung bình từ 50 cm đến 53 cm, chu vi vòng đầu nếu là bé gái khoảng 33.8 cm và bé trai 34,3 cm.
2.1.2. Trẻ nhẹ cân
Trẻ sơ sinh vừa mới chào đời được xếp vào nhóm nhẹ cân khi cân nặng dưới 2,5 kg. Và trong trường hợp này các mẹ nên chú ý theo dõi vì bé nhẹ cân thường có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa,…
2.1.3. Trẻ thừa cân
Trẻ sơ sinh vừa ra đời được xếp vào nhóm thừa cân khi cân nặng vượt quá 4 kg. Trẻ thừa cân cũng thường mắc các bệnh về béo phì, đái tháo đường, một số bệnh về tim mạch,…
2.1.4. Mức độ tăng cân trung bình của bé
- Trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày theo tiêu chuẩn đánh giá là phù hợp như sau:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mỗi tháng cần tăng ít nhất 600 gram.
- Từ 6 tháng tuổi trở đi mỗi tháng bé cần tăng khoảng 500 gram.
- Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, mỗi tháng cần tăng 2 kg cho đến độ tuổi dậy thì.
Như vậy, qua các chỉ số, mức độ như trên, mẹ cũng nắm phần nào tốc độ phát triển của bé. Chỉ số sẽ giúp mẹ theo dõi chi tiết, kịp thời điều chỉnh việc chăm sóc để bé phát triển tốt hơn. Vậy với các bé sinh non thì sao?
2.2. Chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh sinh non
Trẻ sơ sinh sinh non theo đúng nguyên tắc phát triển nếu các chỉ số của bé chỉ bằng 1/3 so với yêu cầu của trẻ đúng tháng, thì rất có nguy cơ bé phát triển chậm. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Thường một đứa trẻ sinh non phải đạt cân nặng ít nhất 2 kg mới được rời khỏi lồng kính.
Tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sinh non mỗi ngày tăng 5 gram và 20 gram đối với trẻ rất non thì mới được coi là phát triển ổn định.
3. Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO
Để hỗ trợ cho việc theo dõi sự phát triển về cân nặng của con mình đã đạt chuẩn hay chưa, có gặp phải các vấn đề gì không, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một bảng chỉ số cân nặng chuẩn để bố mẹ tham khảo.
Dựa vào chỉ số này, bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi cân nặng trong suốt quá trình lớn lên của bé. Nhờ đó, bố mẹ sẽ chăm sóc con đúng cách hơn. Bố mẹ cũng kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng khi cần. Điều này đảm bảo con có được sự phát triển bình thường theo từng giai đoạn.
4. Phương pháp giúp trẻ sơ sinh đạt tiêu chuẩn cân nặng khi chào đời
4.1. Sử dụng bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh
Thường xuyên theo dõi thể trạng của trẻ sơ sinh. Đối chiếu với bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO. Điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ khi cần thiết.
4.2. Chú ý dinh dưỡng cho bé, giấc ngủ và vận động của con
- Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng nhất, nên cho trẻ bú mẹ 6 tháng đầu đời. Nến tiếp tục cho bé bú sau đó đến 1 tuổi và có thể đến 2 tuổi.
- Bổ sung vitamin D qua tắm nắng trong 6 tháng tuổi đầu tiên.
- Cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết khác qua các loại thực phẩm phong phú khi con ở giai đoạn ăn dặm.
- Bổ sung nguồn canxi và các vitamin. Điều này nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng về chiều cao và tư duy của bé.
- Tập cho bé thời gian vui chơi, vận động và ngủ nghỉ hợp lý.
4.3. Lưu ý khác
Trong trường hợp nếu nhận thấy trẻ không phát triển đạt chuẩn hoặc có bất cứ vấn đề sức khỏe nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. Nhờ đó, bố mẹ kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng và chăm sóc để đảm bảo cho sự phát triển của con.
Dựa vào bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh nói riêng, theo tiêu chuẩn của WHO nói chung có lẽ là một trong số các cách nuôi con khoa học nhất. Bố mẹ nào cũng nên lưu ý điều này. Trẻ sơ sinh có sự thay đổi phát triển cơ thể theo từng ngày từng giờ. Chính vì vậy bố mẹ nên thường xuyên theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tuần, theo tháng. Nắm rõ các chỉ số qua theo dõi này, có những quan sát kỹ về nhịp độ phát triển của con. Nhờ đó, có những cải thiện kịp thời, giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất ở giai đoạn của mình.
Khánh Kim